Trong khoảng thời gian mang thai, người phụ nữ cần phải bổ sung đủ nguồn năng lượng cần thiết, không chỉ cho chính bản thân mà còn cho cả sinh linh bé bỏng sắp chào đời. Một số thực phẩm bồi dưỡng thường được thai phụ lựa chọn trong thời gian này có thể kể đến như: cá hồi, các loại hạt, các loại trái cây nhập khẩu (việt quất, cherry, kiwi,...)
Trong đó, yến sào cũng là một trong những loại thực phẩm được nhiều người lựa chọn với mong muốn tẩm bổ cho cả mẹ cả con. Vậy, bầu ăn yến có được không? Những công dụng của yến sào đối với bà bầu là gì, hãy cùng Gold Khánh Hòa tìm hiểu nhé.
Đôi điều về yến sào
Từ xa xưa, yến sào đã được đánh giá là một trong “Bát trân dị bảo”, là món ăn xa hoa thường được dâng lên vua chúa. Theo Wikipedia, trong 100gr yến sào chứa hàm lượng protein rất cao, chưa kể đến 13 loại axit amin, cũng như các khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể. Có thể điểm qua một số thành phần tiêu biểu của yến như:
-
Protein (hàm lượng 50%) - cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể
-
Axit aspartic và proline (hàm lượng khoảng 10%) - có vai trò phát triển các phần tế bào như mô, cơ, da, từ đó giúp cơ thể hồi phục và phát triển.
-
Leucine (hàm lượng ~4,56%) giúp kiểm soát sự tổng hợp protein và liên quan chặt chẽ đến việc giải phóng các tiền chất gluconeogenic - lượng đường trong cơ thể
-
Cysteine (0.49%) - có vai trò trong quá trình chống lão hóa, xây dựng keratin, hạn chế được tác dụng phụ của thuốc và của các hóa chất độc hại gây ra.
-
Fucose (0.7%), galactose (16.9%) góp phần giúp não bộ khỏe mạnh hơn, giảm đau đầu, tăng cường trí nhớ.
-
Khoáng chất kim loại Cu (đồng), Zn (kẽm), Fe (sắt), Canxi chiếm khoảng ~35% tốt cho hệ thần kinh và trí nhớ
-
Ngoài ra còn rất nhiều chất dinh dưỡng khác có trong yến sào như: glycine (tốt cho da), valine (thúc đẩy hình thành tế bào mới), threonine (tăng cường hệ miễn dịch), phenylalanine (cải thiện, tăng cường trí nhớ),...
Yến sào có hàm lượng dinh dưỡng cao được nhiều bà bầu lựa chọn - Ảnh: Internet
Với hàm lượng dinh dưỡng như vậy, không lấy làm lạ khi yến luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu cho những người cần bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng,...Đồng thời, các chuyên gia y tế đánh giá các chất dinh dưỡng có trong yến đều là những chất dễ hấp thu vào cơ thể, phù hợp với những người có sức khỏe yếu hoặc những ai vừa trải qua phẫu thuật, cần phải chăm sóc đặc biệt.
Bà bầu ăn yến sào được không?
Bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng yến sào với hàm lượng phù hợp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng cơ địa, tuổi thai mà lượng yến bà bầu nên nạp vào cơ thể cũng có sự khác biệt.
Bầu dưới 3 tháng ăn yến có được không?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, trong vòng 3 tháng đầu tiên khi mang thai, bà bầu có thể ăn yến sào nhưng với lượng yến cực nhỏ. Nguyên do là vì thai vị trong 3 tháng đầu tiên chưa thực sự ổn định, việc ăn hoặc uống nước yến - với quá nhiều chất bổ dưỡng có thể ảnh hưởng không tốt đến tỳ vị, từ đó gây ra ảnh hưởng gián tiếp với em bé trong bụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mẹ bầu bị nôn nghén nghiêm trọng, không ăn uống được (thường xảy ra trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ), vẫn nên bổ sung thêm yến vào khẩu phần ăn hằng ngày để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Bà bầu dưới 3 tháng không nên ăn quá 3gr yến mỗi lần ăn - Ảnh: Internet
Lưu ý, bà bầu dưới 3 tháng, mới có bầu chỉ nên ăn yến không quá 3g mỗi lần ăn, và chỉ nên ăn mỗi tuần một lần. Nên ăn yến ngay sau khi nấu xong, và ăn vào buổi sáng để đảm bảo các dưỡng chất có trong yến được hấp thu một cách tốt nhất.
Bầu 3 - 6 tháng nên ăn bao nhiêu yến?
Trong thời gian giữa thai kỳ, lúc này thai kì đã ổn định, em bé cũng đã phát triển tương đối hoàn thiện, vì vậy việc bổ sung yến sào vào khẩu phần ăn hằng ngày là rất cần thiết. Theo kiến nghị của các chuyên gia y tế thế giới, bà bầu giữa thai kỳ nên ăn khoảng 100gr yến sào/tháng với tần suất khoảng 2 ngày/lần.
Bà bầu cuối thai kỳ có nên ăn yến không?
Vào những ngày cuối của thai kỳ, lúc này em bé đã hoàn toàn phát triển và cần lượng dinh dưỡng lớn mỗi ngày từ người mẹ để sinh trưởng. Vì vậy, việc ăn yến sào trong 3 tháng cuối thai kỳ là hoàn toàn cần thiết. Ngoài việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé, việc ăn yến vào những ngày cuối thai kỳ còn có những ích lợi như:
-
Giảm các triệu chứng đau nhức, tê mỏi ở tay chân: vào thời điểm cuối thai kỳ, đa phần lúc này cân nặng của mẹ bầu đã tăng ít nhất 10 cân. Các bộ phận khác của cơ thể phải chống đỡ cân nặng của tử cung và em bé. Việc này khiến cho mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, đôi chân thường trở nên sưng phù. Mà trong yến sào lại chó rất nhiều khoáng chất có tác dụng cải thiện hoạt động của các mạch máu trong cơ thể, hẹn chế sự chèn ép lên các dây thần kinh, giúp bà bầu giảm bớt các triệu chứng đau nhức, cơ thể cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
-
Giảm stress, căng thẳng: khi mang thai, phụ nữ không chỉ thay đổi về cơ thể, mà tâm sinh lý cũng thay đổi thất thường. Rất nhiều thai phụ thừa nhận rằng bản thân gần như rơi vào trạng thái trầm cảm khi bước vào những ngày cuối của thai kỳ. Nguyên do là vì sự lo lắng cho em bé trong bụng và không biết em bé sẽ chào đời như thế nào. Mà trong yến sào lại có chứa một loại axit amin là tryptophan góp phần tăng sự hưng phấn, mang lại cảm giác thư giãn, giảm âu lo, ổn định được tâm trạng của bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ.
-
Đem lại làn da tươi trẻ hơn: bởi vì sự thay đổi đột ngột của các nội tiết tố trong quá trình mang thai, mẹ bầu có những sự thay đổi có thể nhận thấy rõ rệt trên làn da của mình. Một số biểu hiện thường gặp như: da sần sùi, mọc mụn, nám, tàn nhang,...có thể xuất hiện trên da người mẹ trong quá trình mang thai. Lúc này, việc uống hoặc ăn yến sào thường xuyên sẽ góp phần cải thiện tình trạng trên. Vì trong yến sào chứa nhiều protein và vitamin C, có vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra collagen - “thần dược” của làn da, giúp làn da trở nên tươi trẻ và tràn đầy sức sống hơn bao giờ hết.
Bà bầu 3 tháng cuối không nên ăn quá nhiều yến vì có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu
Tuy nhiên, lưu ý trong tam cá nguyệt cuối cùng, bà bầu nên ăn yến sào với định lượng giảm bớt so với tam cá nguyệt thứ hai. Theo kiến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, thai phụ chỉ nên bổ sung 3gr yến cho mỗi lần ăn, và chỉ nên ăn tối đa 2 lần mỗi tuần. Không nên nạp quá nhiều yến sào vào cơ thể trong những tháng cuối thai kì, vì có thể khiến cho cơ thể không hấp thụ được hết các dưỡng chất có trong yến, từ đó mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Công dụng của yến sào đối với bà bầu
Trong tam cá nguyệt thứ nhất
Trong 3 tháng đầu mang thai, việc bổ sung yến trong khẩu phần ăn hằng ngày góp phần giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng ốm nghén, khó chịu. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn yến để đảm bảo tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất.
Ăn yến giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng ốm nghén trong những ngày đầu thai kì
Với hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ hấp thụ, yến sào giúp mẹ bầu đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng trong thời gian đầu mà không phải ăn quá nhiều đồ ăn bổ dưỡng, đặc biệt là đối với những mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén, không muốn ăn uống gì.
Ngoài ra, yến sào còn góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế các căn bệnh như cúm, cảm, sốt...là những căn bệnh thường gặp, dễ mắc phải nhưng cực kỳ nguy hiểm đối với bà bầu, đặc biệt là thai nhi trong bụng.
Trong tam cá nguyệt thứ hai
Như đã nói ở trên, thời gian này, em bé trong bụng đã dần ổn định, việc ăn yến thường xuyên vừa giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, lại vừa bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp em bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn. Các hợp chất có trong yến sào góp phần giúp thai nhi trong bụng phát triển trí não, cơ thể, hệ thần kinh, xương khớp,...một cách toàn diện và khỏe mạnh nhất.
Trong tam cá nguyệt thứ ba
Vào những ngày mang thai cuối cùng, việc ăn yến thường xuyên có vai trò quan trọng giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng, stress, ổn định tâm lý để chuẩn bị chào đón một sinh linh bé bỏng mới xuất hiện.
Một số tác dụng tiêu biểu của yến sào đối với bà bầu trong tam cá nguyệt thứ ba là: hạn chế tình trạng nhức mỏi chân tay, hạn chế tình trạng rạn da, giảm stress, ổn định tâm trạng,....
Bà bầu hoàn toàn nên bổ sung yến sào trong khẩu phần ăn hằng ngày để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất - Ảnh: Internet
Còn đối với thai nhi, trong thời gian này, em bé gần như đã phát triển toàn diện về mọi mặt và cảm nhận được tình yêu thương của người mẹ. Việc ổn định tâm trạng của mẹ bầu cũng góp phần tác động gián tiếp tới thai nhi trong bụng, giúp em bé vui vẻ hơn và phát triển tốt hơn. Các dưỡng chất có trong yến giúp em bé khỏe mạnh hơn, đặc biệt là đối với hệ hô hấp vẫn đang dần hoàn thiện từng ngày.
Như vậy, không khó để nhận ra việc bà bầu ăn yến sào là hoàn toàn nên làm. Lưu ý tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau mà bà bầu nên bổ sung lượng yến sao cho phù hợp với cơ thể và thai nhi trong bụng. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.